Khu di tích được xây dựng trên chính nền nhà của đồng chí Trần Văn Thời. Trước kia do nhận thấy lợi thế của khu vườn nhà mình, tuy cách thị trấn Cà Mau không xa nhưng sông ngòi chằng chịt, cây cối rậm rạp và được dừa nước che chắn xung quanh nên đồng chí đã dùng nơi đây làm nơi hoạt động của Đảng, sinh hoạt chính trị, kết nạp nhiều đảng viên, hội họp và đưa ra nhiều quyết định quan trọng của Tỉnh ủy, nhằm chỉ đạo phong trào cách mạng trong tỉnh lúc bấy giờ. Những năm 1938 - 1940, Lung Lá Nhà Thể là nơi hội họp của Chi bộ ấp Tân Hưng, Quận ủy Cà Mau, Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu và trở thành cơ quan thường trực của Tỉnh ủy Bạc Liêu. Tháng 10-1938, tổ chức Hội nghị đại biểu thành lập Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Bạc Liêu. Ngày 26-6-1940, họp Ban Chấp hành Tỉnh ủy Bạc Liêu mở rộng, triển khai quyết định của Xứ ủy về cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ, Khởi nghĩa Hòn Khoai.

Khu căn cứ Lung lá - Nhà thể
Khu căn cứ Lung lá - Nhà thể

Vừa bước vào ấn tượng đầu tiên đến với chúng ta là bia kỷ niệm với biểu tượng cờ đỏ búa liềm ngự trên đỉnh, phía dưới là sao vàng năm cánh mang một ý nghĩa sâu sắc.

Bia kỷ niệm khu căn cứ
Bia kỷ niệm khu căn cứ

Với khuôn viên thoáng mát rộng 2200 mét vuông Xung quanh được bao phủ bởi những hàng cây xanh. Nơi đây du khách còn có thể tham quan ngôi nhà lá đơn sơ giản dị của đồng chí Trần Văn Thời được phục dựng, kế bên nhà truyền thống. Trong đó có di ảnh gia đình của đồng chí Trần Văn Thời cùng các đồng chí luôn được lưu giữ tại nhà trưng bày trong khu di tích.

Ngôi nhà của đồng chí Trần Văn Thời được phục dựng
Ngôi nhà của đồng chí Trần Văn Thời được phục dựng

Ảnh kỷ niệm trong nhà trưng bày
Ảnh kỷ niệm trong nhà trưng bày

Những dụng cụ sinh hoạt thường ngày tại khu căn cứ
Những dụng cụ sinh hoạt thường ngày tại khu căn cứ

Chuồng trâu - Nơi diễn ra các cuộc họp quan trọng
Chuồng trâu - Nơi diễn ra các cuộc họp quan trọng

Căn cứ Lung Lá Nhà Thể là điểm tham quan của những du khách phương xa đến thăm và tìm hiểu về Cà Mau, là nơi về nguồn giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Cà Mau cho các thế hệ mai sau hiểu sâu sắc hơn về cuộc đấu tranh vệ quốc của quân, dân Cà Mau trong những năm kháng chiến.

Nguyễn Mạnh.