Nếu gọi điểm đầu sông Trẹm  từ ngã ba sông Cái Tàu, thì điểm cuối cùng của con sông là nơi giáp ranh với Vàm Sáng vào Miệt Thứ (Thứ 11, huyện An Minh - Kiên Giang). Sông Trẹm còn có các nhánh rẽ mang nước về cho những kênh, rạch: Ngã Bát, Chắc Băng, Thị Phụng… tưới tiêu cho những vườn cây, đồng ruộng lúa, tôm ngày thêm trù phú. Sông Trẹm có độ sâu trung bình 3 – 4m, chiều rộng từ 80 đến 10 mét, có màu nước thay đổi theo mùa. Đặc biệt mùa mưa, nước sông màu nâu sẫm của màu nước dớn rừng tràm từ các con kênh rạch đổ ra. Trong lưu vực sông Trẹm có khu du lịch sinh thái đặc trưng của rừng tràm U Minh. Rừng ở đây có trên 300 loài thực vật và động vật rất phong phú.
song-trem
         Tên sông Trẹm có tự bao giờ không ai nhớ rõ, chỉ biết vẻ đẹp của nó còn rất hoang sơ, bởi đôi bờ bao phủ những dãy dừa nước, những cánh rừng tràm đưa hương thơm ngát, những cánh đồng lúa xanh rờn thẳng cánh cò bay... Chính con sông đã gợi nguồn cảm hứng vô tận cho biết bao tâm hồn nghệ sĩ từ hội họa, âm nhạc đến nhiếp ảnh, văn học… tạo nên những tác phẩm đi vào lòng người. Đến tận bây giờ, sông Trẹm vẫn được xem là một trong những con sông gợi cảm nhất nơi vùng đất cực Nam Tổ quốc.
          Du ngoạn trên sông Trẹm bằng phương tiện thủy, du khách sẽ được trải nghiệm thực tế đầy sống động về một dòng sông hiền hòa, một miền quê thanh bình và con người giản dị, rất nhiệt tình, mến khách nơi đây.
duong-den-truong
        Sông Trẹm đã đi vào lòng người với Tiểu thuyết "Bên dòng sông Trẹm" với câu chuyện tình cảm lâm li, bi đát, nhiều éo le, trắc trở. Hình ảnh con sông Trẹm đã khắc sâu vào trong mỗi con người Thới Bình nói riêng và con người Cà Mau nói chung.
LL